VDSC đánh giá VN – Index có thể chạm mức điểm 1.500

Những tín hiệu tích cực từ thị trường chứng khoán trong hai phiên giao dịch trở lại đây cùng với thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao, tuy rằng chịu lực bán mạnh từ khối ngoại cũng như tác động từ dịch bệnh nhưng thị trường cũng đã ghi nhận tín hiệu tăng trưởng khả quan. Thế nhưng, nhiều dự báo tăng trưởng đánh giá cao thị trường Việt Nam hoàn toàn có thể chạm múc 1.500 điểm nhờ vào một số yếu tố như dòng vốn vào thị trường, tâm lý của các nhà đầu tư, tác động mua ròng trở lại của khối ngoại cũng như kỳ vọng phục hồi kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Dựa vào những chỉ số hiện tại trên thị trường, VDSC dự báo, chỉ số VN – Index có thể chạm mức điểm 1.500 trong quý IV tức là khoảng cuối năm nay khi nền kinh tế dần hồi phục sau làn sóng dịch Covid – 19 càn quét khiến nhiều hoạt động sản xuất phải tạm ngừng.

VDSC dự báo VN – Index có thể chạm đỉnh mới

VN-Index có thể đạt trên 1.500 điểm nhờ tăng trưởng EPS khoảng 20% và P/E mục tiêu là 16,2 lần, báo cáo chiến lược cuối năm nay của VDSC cho hay. Nhóm phân tích Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, diễn biến của đại dịch Covid-19, dòng tiền khối ngoại, lãi suất và động lực từ nhóm nhà đầu tư cá nhân sẽ là những yếu tố có thể tác động tới thị trường. Trong đó, môi trường lãi suất thấp được dự báo vẫn là động lực chính.

VDSC dự váo tăng trưởng của VN - Index
VDSC dự váo tăng trưởng của VN – Index

Theo VDSC, bối cảnh lãi suất chưa thể tăng ngay do đợt Covid-19 thứ tư sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mới tham gia thị trường như một kênh đầu tư hấp dẫn. Tính đến cuối quý II, tổng số tiền để sẵn chưa giao dịch trên tài khoản chứng khoán là 86.000 tỷ đồng. “Việc dòng tiền có khả năng dịch chuyển từ kênh ngân hàng sang thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng”, báo cáo của VDSC viết.

Số lượng tài khoản mở mới cũng có thể tăng hơn nữa. Sau 7 tháng, số tài khoản mở mới đạt 721.000. Gấp 1,8 lần cả năm 2020 và 3,8 lần năm 2019. Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng mức này vẫn thấp hơn nhiều. So với thị trường trong khu vực và có thể được cải thiện.

Tác động từ dòng tiền của khối ngoại và tình hình dịch sẽ được kiểm soát

Dòng tiền của khối ngoại cũng được kỳ vọng quay trở lại. Trong tháng 7/2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại lần đầu tiên. Kể từ tháng 1/2020 với tổng giá trị 3.602 tỷ đồng. Trong đó, quỹ Fubon ETF là nhân tố chính khi hút ròng 3.953 tỷ đồng. Theo đại diện Fubon, họ đánh giá cao khả năng kiểm soát dịch Covid-19. Và nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển thị trường chứng khoán. Ở chiều ngược lại, diễn biến của dịch bệnh sẽ là một yếu tố khó lường quyết định tâm lý thị trường.

VDSC kỳ vọng việc tiêm chủng diện rộng tại TP HCM. Sẽ giúp hoạt động kinh doanh dần tái khởi động trong quý IV. Thị trường cũng sẽ lạc quan hơn nếu các ca nhiễm hàng ngày đạt đỉnh. Tương tự diễn biến của một số thị trường bao gồm Đài Loan, Ấn Độ và Canada. Tuy nhiên, các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực. Đến tâm lý thị trường do sự phục hồi chậm hơn dự kiến.

Trong số các nhóm ngành, VDSC kỳ vọng nhóm cổ phiếu tiêu dùng bao gồm MSN, MWG sẽ hỗ trợ VN-Index dựa trên triển vọng hoạt động kinh doanh khả quan do nhu cầu hàng tiêu dùng tăng vọt. Ngoài ra, FPT cũng đang có cơ hội với triển vọng tăng trưởng cao khi việc chuyển đổi số sẽ càng được đẩy nhanh hơn trong bối cảnh dịch bệnh.

Kỳ vọng mua ròng từ khối ngoại
Kỳ vọng mua ròng từ khối ngoại

Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều triển vọng

Trước đó, trong nửa đầu năm nay, Việt Nam là một trong những thị trường dẫn đầu về mức tăng trưởng của chỉ số. VN-Index ghi nhận mức tăng mạnh và đứng thứ hai trong số các thị trường. Tính tới cuối tháng 6 với tỷ suất sinh lời 27,6%. Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư cá nhân. Chiếm hơn 80% giá trị giao dịch là động lực chính. Thanh khoản thị trường gấp hơn ba lần cả năm 2020. Khi giá trị giao dịch hằng ngày đạt 17.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, khối ngoại gia tăng bán ròng trên HoSE. Với tổng giá trị hơn 80.600 tỷ đồng trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021. Dù vậy, giá trị bán ròng của Việt Nam vẫn thấp hơn so với trung bình các nước châu Á. Dòng tiền ETF diễn biến khác nhau, trong đó Fubon là bên mua chính. Fubon và Diamond hút ròng lần lượt 230 triệu USD và 110 triệu USD. Trong khi đó KIM ETF ghi nhận giá trị rút ròng 67 triệu USD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *