Cả hợp đồng phái sinh và chỉ số cơ sở đều đang trên đà tăng liên tục. Do đó, khối lượng giao dịch của các hợp đồng phái sinh khi đáo hạn biến động rất lớn. Thực chất, nguyên nhân chính của việc đáo hạn hợp đồng phái sinh là xu hướng dòng tiền ngoại ào ạt rút khỏi thị trường.
Thị trường trong tuần có nhiều biến động bất ngờ nhưng cũng gây rủi ro cao khi các hợp đồng phái sinh đáo hạn. Khả năng trong lần đáo hạn này cũng vậy. Không có gì là bình thường trong ngày này cả. Vì là phiên đóa hạn phái sinh nên cổ phiếu thường khá nhiều biến động nhất là ở đợt đóng cửa. Trước biến động này, VN-Index bật tăng cao nhất trong ngày với 20 điểm. Điều này dự kiến sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nhiều hơn và hơn nữa.
Mục Lục
Áp lực bán ròng trên các thị trường châu Á
Hành động bán ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên quen thuộc đối với nhà đầu tư Việt Nam. Gần đây, khối ngoại tập trung bán ròng các mã trong rổ VN30. Kèm theo đó là liên tục bán hợp đồng phái sinh chỉ số này, kỳ hạn 1 tháng (VN30F1M, cụ thể là mã VN30F2108).
Không riêng Việt Nam, xu hướng của dòng tiền ngoại liên tục rút khỏi các thị trường châu Á và chảy trở lại thị trường Mỹ. Bức tranh tương phản về xu hướng của các chỉ số thể hiện rõ điều này. Trong khi S&P500 của Mỹ liên tục lập đỉnh mới thì chứng khoán Trung Quốc “ngụp lặn” trong xu hướng điều chỉnh trung – dài hạn. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc – “thành trì” cuối cùng của thị trường châu Á – cũng sập gãy khỏi nền giá trung hạn và bước vào pha điều chỉnh. Dự báo, xu hướng bán ròng của khối ngoại sẽ tiếp diễn trong tuần này. Bởi chỉ số US Dollar Index (DXY) đang có dấu hiệu hồi phục, có thể vượt qua mức cản 93,5 điểm.
Giao dịch khối ngoại có gây áp lực lên VN30-Index không
Dưới tác động của dịch COVID-19, kể từ năm 2020 đến nay, giao dịch của khối ngoại luôn nằm trong xu hướng bán ròng. Nếu dòng tiền khỏe thì cớ gì vô lý cũng thành hợp lý cho thị trường tăng giá. Với việc theo dõi diễn biến dòng tiền và tham gia bán sớm, cá nhân tôi cho rằng nếu không có dịch bệnh, cũng sẽ có một cái cớ nào đó để thị trường có thể điều chỉnh. Ở đây dịch bệnh là chất xúc tác mạnh khiến đà bán tháo hốt hoảng, quyết liệt hơn.
VN30-Index gặp khó ở vùng kháng cự
Chỉ số vừa có phiên giao dịch “thứ Sáu ngày 13” đầy kịch tính. VN30-Index chạm đường trung bình 50 ngày và bật tăng 20 điểm trong những phút cuối phiên chiều. Đồng thời đóng cửa cao nhất ngày. Bất chấp các thông tin tiêu cực liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19.
VN30-Index phản ứng tại vùng hỗ trợ, giúp đà điều chỉnh ngắn hạn của thị trường phái sinh được chặn đứng. Tâm lý nhà đầu tư cải thiện giúp các rủi ro về mặt thông tin trong hai ngày cuối tuần được giảm thiểu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa thị trường đã vượt qua các khó khăn. Một lần nữa, chỉ số lại áp sát vùng kháng cự 1.500 điểm trong tuần đáo hạn của VN30F1M. Nhóm ngân hàng thiếu khả năng dẫn dắt khiến xác suất bứt phá của thị trường vẫn là dấu hỏi. Do đó, chiến lược phù hợp vẫn là giao dịch trong biên độ kháng cự – hỗ trợ, tránh mua – bán đuổi.
Viền cổ của mẫu hình đảo chiều
Điểm đáng chú nhất của dòng tiền trên thị trường phái sinh là số lượng hợp đồng giữ qua đêm cao gần 40.000 hợp đồng. Đây là con số vượt xa so với 6 kỳ đáo hạn gần nhất. Hứa hẹn sẽ có một tuần giao dịch biến động nhưng hấp dẫn. VN30F1M đang dao động trong biên độ. Xu hướng ngắn hạn chưa được hình thành rõ nét. Vậy nên nhà đầu tư chưa mở vị thế với chiến lược “giao dịch theo xu hướng”. Và duy trì tỷ trọng giao dịch khoảng 50% so với sức mua tối đa.
Đối với chiến lược “giao dịch ngắn hạn”, chiến lược giao dịch trong biên độ kỳ vọng tiếp tục mang lại hiệu quả. Mua khi giá điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ gần nhất (lúc này là viền cổ của mẫu hình đảo chiều tại 1.450 điểm), cắt lỗ nếu giá xuyên thủng 1.430 điểm. Ngược lại, canh chốt lời nếu giá áp sát vùng đỉnh ngắn hạn 1.500 điểm. Nhất là khi chênh lệch giữa VN30F1M và VN30-Index chuyển sang dương.
Chứng khoán Việt Nam vẫn đang rất hấp dẫn
Thời gian qua số lượng nhà đầu tư F0 vào thị trường rất nhiều. Một phần vì dịch bệnh các ngân hàng hạ lãi suất huy động xuống thấp. Về các nhà đầu tư F0, họ cũng đã trở nên sành sỏi hơn, đã có nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, thực tế trong số các nhà đầu tư cá nhân F0, thậm chí các nhà đầu tư Fn, ta thường không đoán được họ là nhà đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.
Khi dịch bệnh qua đi, nền kinh tế hồi phục thị trường chứng khoán cũng sẽ bật lại rất nhanh. Về phía các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, cần nhấn mạnh rằng thị trường có tiềm năng.
Lịch sử giao dịch phái sinh tuần qua
Dù thị trường có nhiều rung lắc, nhưng đây là tuần giao dịch tương đối dễ dàng. Giá tăng và giảm theo kênh. Nhà đầu tư chỉ cần tuân thủ chiến lược. Và không mua – bán đuổi là đã đạt được thành quả nhất định. Người viết không có hành động mới trong tuần. Tiếp tục nắm giữ các vị thế mua với tỷ trọng nhỏ được thực hiện tại 1.420 điểm. Kế hoạch trong tuần mới là chuyển các lệnh mua từ VN30F2108 sang VN30F2109. Rồi kiên nhẫn chờ đợi thị trường tạo dựng nền giá tích lũy và đem lại các dữ kiện giao dịch mới.