Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất đang là xu hướng mà các hãng công nghệ trên thế giới đua nhau sáng tạo. Đây cũng là nền tảng cốt lõi để hoạt động công nghệ 4.0. Tại Việt Nam, Tập đoàn Vingroup cũng đã bắt đầu gia nhập vào nền tảng công nghệ này, và tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chi một số tiền khủng để thành lập 2 công ty con.
Theo đó, Tập đoàn Vingroup đã quyết định chi gần 1000 tỷ đồng dành cho việc thành lập 2 công ty con hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và trí tuệ nhân tạo. Các giới chuyên gia cho hay, hiện nay tại các quốc gia phát triển trên thế giới, chẳng hạn như Trung Quốc, đã coi việc áp dụng trí tuệ nhân tạo là yếu tố quan trọng để bù đắp cho việc thiếu hụt lao động trong thời gian sắp tới.
Mục Lục
Tập đoàn Vingroup thành lập 2 công ty con
Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) mới đây đã thông báo thành lập 2 công ty con là Công ty cổ phần (CTCP) Giải pháp năng lượng VinES và CTCP Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI, đều đặt trụ sở tại tòa nhà văn phòng Symphony, khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Hà Nội.
Đáng chú ý, tại VinAI, mảng cốt lõi là nghiên cứu khoa học; và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Bà Nguyễn Mai Hoa – tổng giám đốc CTCP Vinpearl, trở thành chủ tịch VinAI. Vậy lĩnh vực này có gì đặc biệt khiến Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam này rót gần 425 tỷ đồng mở công ty?
Khoa học trí tuệ nhân tạo đã và đang phát triển bùng nổ
Trong 2 thập kỷ trở lại đây, khoa học công nghệ đã phát triển bùng nổ; và được dự báo sẽ định hình các lĩnh vực khác trong tương lai. Lĩnh vực này đang tác động nhiều lĩnh vực rộng lớn trong xã hội. Bao gồm y tế, giáo dục, vận tải, thực phẩm và sản xuất công nghiệp. Trong đó phải kể đến AI (trí tuệ nhân tạo) và machine learning (học máy). AI được sử dụng trong một loạt ngành công nghiệp; ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và an ninh của một quốc gia.
Giáo sư James Larus, hiệu trưởng của Trường Khoa học Máy tính và Truyền thông (IC) thuộc Viện Kỹ thuật liên bang Lausanne (EPFL), cho rằng học máy và AI sẽ tác động sâu sắc đến toàn cầu. “Học máy là một công cụ vô cùng quyền lực. Nhưng hiện vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi và vẫn còn là một ‘nghệ thuật bí ẩn'”.
Trên toàn cầu, cạnh tranh giành vị thế tối cao trong nghiên cứu AI giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nóng. Trong một báo cáo hồi tháng 3/2021, Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về Trí tuệ nhân tạo, do cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt đứng đầu, đã cảnh báo Mỹ có thể mất thế chủ động về AI vào tay Trung Quốc. Nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục phát triển AI của riêng mình. Thì một cuộc xung đột toàn cầu về các tiêu chuẩn cạnh tranh là điều có thể khó tránh khỏi.
Trung Quốc đang dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu AI
Theo Nikkei Asia dẫn số liệu từ Đại học Stanford (Mỹ), năm ngoái là lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Mỹ về số trích dẫn nghiên cứu học thuật liên quan đến AI, chiếm 20,7% tổng số nghiên cứu, cao hơn so với 19,8% của Mỹ. Theo nghiên cứu của Clarivate (Anh), kể từ năm 2012, Trung Quốc đã phát hành 240.000 bài báo học thuật về AI, vượt xa Mỹ với số lượng xuất bản 150.000 bài. Nhìn chung, lý do chính khiến Trung Quốc phát triển mạnh về AI; là vì nguồn dữ liệu dồi dào mà nước này tạo ra.
Ước tính đến năm 2030, khoảng 8 tỷ thiết bị tại Trung Quốc sẽ được kết nối Internet vạn vật (IoT), một mạng lưới rộng lớn các đối tượng vật lý được kết nối thông qua internet. Những thiết bị được gắn trên ô tô, cơ sở hạ tầng, robot; và các phương tiện khác sẽ tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ. Theo Weilin Zhao, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Itochu. Trung Quốc cũng coi việc phát triển AI là cách để bù đắp tình trạng thiếu lao động. Khi mà dân số nước này được dự đoán sẽ ngày càng giảm.
Thực tế, việc phát triển AI với khả năng ngôn ngữ và các năng lực tiên tiến khác đòi hỏi nguồn nhân lực và tài chính khổng lồ. Mamoru Komachi, phó giáo sư chuyên về ngôn ngữ học máy tính Đại học Tokyo Metropolitan (Nhật Bản), nhận định rằng “chỉ một số ít người chơi” có thể làm được như vậy.
Khối tài sản khủng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó. Vào năm 2010, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl thuộc nhóm các công ty của Vincom; niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.
Theo Forbes vào cuối tháng 7 năm 2019, tài sản của Phạm Nhật Vượng có giá trị 8,3 tỷ USD. Ông đứng thứ 239 trong số các tỷ phú thế giới và đứng thứ 198 tính theo thời gian thực. Năm 2020, ông là người giàu nhất Việt Nam và giàu thứ 286 trên thế giới với 5.6 tỷ USD. Forbes ghi nhận giá trị tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đạt 9 tỷ USD; tăng 486 triệu USD (5,68%) so với đầu ngày 12/4/2021. Với giá trị tài sản trên, ông Phạm Nhật Vượng đang đứng thứ 262; trong danh sách tỷ phú USD của thế giới do Forbes thống kê và bình chọn.
Tháng 6/2021, theo thông tin trên báo, diễn biến cổ phiếu VIC biến động; khiến tổng giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng sụt giảm khoảng 50.975,2 tỷ đồng. Dẫu vậy, ông vẫn giữ nguyên vị trí là người giàu nhất Việt Nam; với giá trị tài sản ròng đạt 8,1 tỷ USD, xếp thứ 322 trong danh sách người giàu thế giới.