Phấn đấu đến 2025 thu nhập bình quân của nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần

Sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới trên cả nước, đến nay, chương trình đã thu được rất nhiều kết quả “to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử”. Đến năm 2020, cả nước đã vượt 12,4% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới so với mục tiêu ban đầu. Đến tháng 7/2021 cả nước đã có 64,6% xã, 29% huyện đạt được tiêu chuẩn nông thôn mới và 12 tỉnh thành đạt được 100% nông thôn mới. Theo đó, tiếp tục phấn đấu đến năm 2025 cả nước phải có 80% số xã đạt nông thôn mới và thu nhập bình quân của nông thôn sẽ tăng ít nhất là 1,5 lần. 

Ngân sách mà nhà nước bố trí cho chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng. Do đó, mục tiêu đến năm 2025 phải phấn đấu cao hơn, đồng thời, thu nhập bình quân của người dân ở nông thôn cần phải tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Thu nhập bình quân của nông dân tăng ít nhất 1,5 lần ở năm 2025

Ngày 10/8, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông báo; về các Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ nhất. Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Quốc hội thông qua đưa ra mục tiêu: Đến năm 2025 phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Đồng thời thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Thu nhập bình quân của nông dân tăng ít nhất 1,5 lần ở năm 2025
Thu nhập bình quân của nông dân tăng ít nhất 1,5 lần ở năm 2025

Cùng với đó, phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Phân bổ mức kinh phí để thực hiện chương trình tốt nhất

Kinh phí thực hiện với ngân sách Nhà nước bố trí cho Chương trình tối thiểu 196.332 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 39.632 tỷ đồng; (vốn đầu tư phát triển 30.000 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 9.632 tỷ đồng). Và vốn ngân sách địa phương là 156.700 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.

Phân bổ mức kinh phí để thực hiện chương trình tốt nhất
Phân bổ mức kinh phí để thực hiện chương trình tốt nhất

Nghị quyết cũng nhấn mạnh, việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình có “trọng tâm, trọng điểm và bền vững”, ưu tiên nguồn lực cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu, xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Trong khi đó, Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đưa ra mục tiêu: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm, 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Cần phải thực hiện theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 20.000 tỷ đồng; và vốn sự nghiệp 28.000 tỷ đồng). Và vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng. Ngoài ra Chính phủ có giải pháp để huy động nguồn vốn hợp pháp khác với khoảng 14.310 tỷ đồng. Việc phân bổ vốn cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm; trọng điểm và bền vững. Trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo; có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Cần phải thực hiện theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm
Cần phải thực hiện theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm

Nghị quyết cũng quy định việc thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là: Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Triển khai chuyển đổi số ở nông thôn với 6 đề án

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ triển khai 6 đề án, chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng nông thôn mới.

Bao gồm: Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đề án về phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn; phát huy văn hoá truyền thống trong xây dựng nông thôn mới. Đề án môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn. Đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh. Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh; trật tự trong xây dựng nông thôn mới.

Bộ trưởng cho hay vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 39.632 tỷ đồng. Trong đó ngân sách cho 6 đề án này là khoảng 4.300 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách; ưu tiên hỗ trợ thêm để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của Chương trình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *