Hà Nội tiến hành thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của chính phủ. Có một số chợ đầu mối và siêu thị cung ứng hàng hóa thực phẩm bị đóng cửa vì liên quan đến F0. Điều này khiến nguồn cung ứng thực phẩm bị ngắt đoạn khiến các mặt hàng thực phẩm thiết yếu bị khan hiếm và tăng giá. Có nhiều người dân đã phải hốt hoảng trước mức độ tăng giá chóng mặt của cac mặt hàng thực phẩm như rau củ, cá, thịt, trứng. Trong khi giãn cách xã hội khiến một bộ phận không nhỏ người lao động bị mất đi nguồn thu nhập. Cộng với mức giá thực phẩm leo thang khiến nhiều người khốn khổ. Đại dịch Covid-19 xảy ra đã khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn hoàn toàn.
Mục Lục
Nhiều chợ đầu mối và siêu thị bị đóng cửa
Giá thực phẩm, rau xanh, thịt lợn, hoa quả tại các chợ tăng mạnh so với thời điểm Hà Nội chưa thực hiện giãn cách. Đặc biệt sau một số chợ đầu mối, siêu thị đóng cửa do liên quan ca F0
Trước tình hình một số chợ truyền thống; chợ đầu mối; hệ thống siêu thị phải đóng cửa để đảm bảo phòng chống dịch. Nên giá cả hàng hóa tại các chợ truyền thống, chợ dân sinh tăng lên. Cầm phiếu đi chợ ngày 5/8, anh Nguyễn Văn Hữu (phường Phương Mai, quận Thanh Xuân) giật mình vì giá rau củ tăng quá nhanh. “Mới tuần trước tôi mua 1 mớ rau muống giá 5.000 đồng thì hôm nay giá đã tăng lên 15.000 đồng/bó; rau cải từ 4.000 đồng lên 7.000 đồng/bó; rau mùng tơi từ 4.000 tăng lên 6.000 đồng/bó; bí xanh từ 20.000 đồng/kg hiện đã có giá 28.000 đồng/kg; dưa chuột từ 20.000 đồng/kg nay tăng lên 25.000 đồng/kg…
Không riêng gì rau xanh, giá thịt lợn, thịt gà cũng tăng. Như thịt lợn trước đây có giá khoảng 130.000 đồng/kg tùy loại. Thì hiện tại đã tăng lên 150-160.000 đồng/kg tùy loại; gà sống (nguyên lông) từ 110.000 đồng/kg lên 120-130.000 đồng/kg…”, anh Hữu cho biết.
Giá cả tăng hơn so với trước giãn cách
Theo khảo sát của chúng tôi tại một số chợ dân sinh ở địa bàn quận Thanh Xuân và Hoàng Mai trong ngày 5/8 cho thấy, giá rau xanh, thực phẩm và nhất là hoa quả tại chợ dân sinh đã tăng hơn so với thời điểm trước khi Hà Nội thực hiện giãn cách. Cụ thể, giá một số mặt hàng như rau muống có giá từ 10.000-12.000 đồng/bó; bí xanh có giá 28.000-30.000 đồng/kg, khoai tây 26.000 đồng/kg; bắp cải 20.000 đồng/kg; củ cải 25.000 đồng/kg; chanh 30.000 đồng/kg; đặc biệt giá cà chua trước đây cao nhất là 30.000 đồng thì nay tăng lên 40.000 đồng/k. Thậm chí có nơi tăng đến 45.000 đồng/kg; khoai lang giá từ 20.000 đồng/kg nay lên 26.000-28.000 đồng/kg…
Giá thực phẩm như thịt lợn từ 150.000-160.000 đồng/kg tùy loại, cánh gà công nghiệp từ 80.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg; các loại tôm tăng khoảng 30.000 đồng/kg tùy từng loại; cá trắm trước đây có giá từ 70.000-80.000 đồng/kg thì nay tăng lên 110.000-120.000 đồng/kg; trứng gà từ 50.000-50.500 đồng/chục; trứng vịt 45.000 đồng/chục…
Đặc biệt giá hoa quả, kể từ khi chợ đầu mối Long Biên là nơi cung cấp nguồn hoa quả lớn nhất ở Hà Nội bị đóng cửa thì giá hoa quả tại chợ cũng tăng theo. So với thời điểm trước giãn cách, tại các chợ dân sinh, giá cà chua tăng từ 10.000-15.000 đồng/kg; giá cam sành tăng từ 15.000-17.000 đồng/kg. Đơn cử như giá cam sành khoảng 1 tuần trước có giá 38.000 đồng/kg thì hiện nay tăng lên 45.000-50.000 đồng/kg; ổi từ 15.000 đồng/kg tăng lên 20.000 đồng/kg; dứa từ 10.000 đồng/quả lên 20.000-25.000 đồng/quả…
Nguồn cung hàng hóa bị đóng cửa khiến tiểu thương khó kiếm hàng thay thế
Một số tiểu thương ở chợ cho biết, do một số chợ đầu mối ở Hà Nội như chợ đầu mối phía Nam, chợ Long Biên bị đóng cửa liên quan đến dịch bệnh nên nguồn hàng nhập về gặp khó khăn. Các tiểu thương phải tìm nguồn hàng mới nhập về khiến giá bị đẩy lên cao. Theo thống kê tính đến ngày 3/8, TP Hà Nội có 20 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối, 25 siêu thị và 35 cửa hàng tiện lợi phải dừng hoạt động do có liên quan đến ca nhiễm Covid-19.
Nói về nguồn cung hàng hóa sau khi thông tin về 1 số chợ đầu mối, chợ dân sinh, hệ thống siêu thị đóng cửa để phòng dịch. Theo khẳng định của bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội, mặc dù một số chợ đầu mối, chợ dân sinh và siêu thị, cửa hàng bị đóng cửa do ảnh hưởng của dịch bệnh. nNhưng các hệ thống hiện đang mở cửa tiếp tục tăng nguồn cung dự trữ lên 100% so với ngày bình thường. Do đó nguồn cung hàng hóa tại các chợ dân sinh và hệ thống bán lẻ vẫn đảm bảo dồi dào. Và phục vụ đủ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.
Tăng cường nơi trung chuyển hàng hóa
Để nguồn cung hàng hóa thiết yếu không bị đứt gãy, làm giá cả tăng lên thì Sở Công thương Hà Nội đang làm mọi biện pháp khắc phục. Cụ thể:
- Tìm các nơi đất trống, bến xe dừng hoạt động, sân vận động hay các chợ chưa hoạt động hết công suất… tại các cửa ngõ ra vào Hà Nội để làm nơi trung chuyển hàng hóa. Mục đích giúp giãn cách cho các chợ đầu mối đang tạm đóng.
- Phương án nữa là chia nhỏ các điểm tập kết, các điểm bán hàng. Mục đích để không làm đứt gãy nguồn cung.
Mới đây, Sở Công Thương TP Hà Nội cũng cho biết, lực lượng chức năng sẽ tăng cường tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, thổi giá.