Trong 6 tháng đầu năm Việt Nam vẫn giữ mức nhập siêu cao hơn xuất. Bởi tình hình dịch Covid-19 đợt này bị bùng phát dữ dội. Nhiều tỉnh thành miền Nam phải thực hiện dãn cách xã hội chỉ thị 16 kéo dài. Vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất. Cụ thể có một số mặt hàng bắt buộc bị tạm ngưng sản xuất hoặc cắt giảm quy mô sản xuất. Vì thế hàng hóa sản xuất bị hạng chế. Mới đây theo tổng cục thống kê đã thông báo trong tháng 7 cán cân thương mại nhập siêu lá 1,24 tỷ USD. Mặc dù con số này nhỏ hơn dự kiến là 1.7 tỷ USD nhưng vẫn ở mức rất cao so với trước đó. Như vậy nhập siêu vẫn ở mức cao cho thấy ựu sụt giảm sản xuất hiện tại khá lớn.
Mục Lục
Nhập siêu vẫn ở mức cao so với tháng trước
Trong tháng 7/2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,24 tỷ USD. Mức này thấp hơn ước tính 1,7 tỷ USD từ Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, con số này vẫn ở mức rất cao so với giai đoạn trước đó. Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 56,97 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng 6/2021.
Lũy kế đến hết tháng 7, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 376,1 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 259,01 tỷ USD. Trong tháng 7/2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,24 tỷ USD thấp hơn ước tính 1,7 tỷ USD từ Tổng cục Thống kê. Nhờ đó, luỹ kế đến hết tháng 7/2021, Việt Nam nhập siêu 2,23 tỷ USD. Mức nhập siêu này đã “hạ nhiệt” so với con số ước tính 2,7 tỷ USD mà Tổng cục Thống kê đưa ra trước đó.
Về xuất khẩu
Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 27,86 tỷ USD. Tăng 2,4% so với tháng trước đó. Luỹ kế đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu đạt 186,35 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2021 đạt 19,99 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng trước. Luỹ kế đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 136,65 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, các mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất, bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu 4,72 tỷ USD; Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 3,69 tỷ USD; Hàng dệt may 3,11 tỷ USD; Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 2,9 tỷ USD; Giày dép các loại 1,4 tỷ USD.
Về Nhập khẩu
Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 29,11 tỷ USD. Tăng 5,3% so với tháng trước đó. Luỹ kế đến hết tháng 7, kim ngạch nhập khẩu đạt 188,76 tỷ USD. Tăng 35,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 18,86 tỷ USD. Tăng 6,7% so với tháng trước. Luỹ kế đến hết tháng 7, kim ngạch nhập khẩu của khối FDI đạt 122,36 tỷ USD. Tăng 39,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao nhất, bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 6,25 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 4,22 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện 1,69 tỷ USD; Vải các loại 1,22 tỷ USD; Chất dẻo nguyên liệu 1,05 tỷ USD và Sắt thép các loại đạt 1 tỷ USD.
Ở một nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu đầu vào như Việt Nam. Trong trạng thái bình thường, khi nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Đó là dấu hiệu cho thấy, sản xuất đang có dấu hiệu tăng tốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, câu trả lời lại khác. Thực tế, nhập siêu đã bắt đầu từ tháng 4. Nhưng do trước đó, xuất khẩu tăng trưởng tốt, nên cán cân thương mại không quá chênh lệch. Chênh lệch lớn chỉ xuất hiện trong tháng 7. Như vậy, nhập siêu cao trong bối cảnh này lại là một dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm của sản xuất.