Giá vàng trong nước phiên 13/8 có sự chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán. Điển hình chênh lệch giá bán vàng SJC lên đến 700 nghìn đồng/lượng, giá vàng Doji có chênh lệch lớn hơn lên đến 1,55 triệu đồng/lượng. Sở dĩ có độ doãng rộng giữa chênh lệch mua và bán được khẳng định do thận trọng, nhằm phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trên thị trường. Giá vàng trên thế giới cũng có biến động mạnh mẽ trong thời gian gần đây, giá vàng thế giới thấp hơn trong nước đến gần 8 triệu đồng/lượng. Giá vàng giảm do tác động lớn của lạm phát tiêu dùng không ngừng gia tăng ở nước Mỹ. Lạm phát tăng mạnh khiến giá cả những mặt hàng khác có nhiều biến động, ảnh hưởng đến mức giá vàng ở Mỹ và thị trường Việt Nam.
Mục Lục
Giá vàng có sự chênh lệch mua bán khá lớn
Giá vàng trong nước sáng 13/8 tiếp tục thể hiện chênh lệch lớn giữa giá bán ra với mua vào, nhưng một “bộ đệm” lớn hơn để ngừa rủi ro của các đầu mối kinh doanh. Sự chênh lệch giữa gái mua và bán khiến cho những người có ý định bán ra phải chịu mất một khoảng chênh lệch khá lớn. Khảo sát đầu giờ sáng ngày 13/8, giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 56,4 – 57,1 triệu đồng/lượng, không đổi so với sáng 12/8. Chênh lệch giá mua vào – bán ra vẫn đang ở ngưỡng 700 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng Doji bán lẻ tại Hà Nội cũng không có nhiều biến động. Vẫn đang được niêm yết ở mức 56,15– 57,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào bán ra ở ngưỡng 1,55 triệu đồng/lượng. Như vậy, trong trạng thái giá trong nước chênh rất cao so với giá vàng thế giới quy đổi, các đầu mối kinh doanh trong nước tiếp tục doãng rộng chênh lệch giá mua bán, như lên tới 1,55 triệu đồng/lượng tại Doji, cho thấy sự thận trọng ngừa rủi ro của họ tại thời điểm này.
Tình hình giá vàng trên thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên Kitco đang ở mức 1.755,9 USD/ounce, tăng 4,1 USD. Tương đương 0,23% so với chốt phiên trước đó. Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 48,46 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 7,9 triệu đồng/lượng. Trước đó, giá vàng ổn định trên ngưỡng quan trọng 1.750 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (12/8). Nhờ triển vọng sớm giảm thu mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) suy yếu. Theo đó làm lu mờ tác động từ sự gia tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu.
Cập nhật số liệu lạm phát tiêu dùng ảnh hưởng đến giá vàng
Số liệu về lạm phát tiêu dùng mới công bố cho thấy lạm phát tháng 7/2021 tăng lên mức 5,4% đến tháng thứ 2 liên tiếp và như vậy ở mức cao nhất trong 20 năm, theo Bộ Lao động Mỹ công bố. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,5% so với tháng trước đó. Tuy nhiên mức tăng đã hạ đáng kể so với mức 0,9% của tháng trước. Đúng theo kỳ vọng của các chuyên gia Wall Street Journal.
Chỉ số lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,3%. Thấp hơn so với kỳ vọng 0,4%. Mức tăng của lạm phát lõi 12 tháng giảm xuống còn 4,3% từ mức 4,5%. Cao nhất trong 29 năm trước đó. Giá năng lượng cũng tăng sau giai đoạn giảm. Do các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Với giá xăng tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái, khi chưa điều chỉnh và tăng 2,5% so với tháng 5. Biến động giá cả và mức tiêu dùng tại Mỹ có ảnh hưởng lớn tới biến động giá vàng thế giới.