Kể từ đầu năm nay, thị trường chứng khoán hoạt động khá tốt ở các nước châu Á có các nhà đầu tư cá nhân trong nước đang giao dịch khá sôi động. Điều này khẳng định tầm quan trọng của NĐT cá nhân đối với thị trường chứng khoán là rất quan trọng.
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 90% thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh. Riêng đối với các NĐT cá nhân mới, họ đã hỗ trợ giúp bùng nổ về khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ngoài các nhà đầu tư cá nhân, còn có những yếu tố động lực khác thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh. Chẳng hạn như hệ thống giao dịch mới của HOSE đã giải quyết được vấn đề nghẽn lệnh làm tăng thêm cơ hội cho thanh khoản tăng do có thêm sản phẩm dịch vụ mới.
Mục Lục
Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của NĐT mới tăng
Ông Michael Kokalari – Chuyên gia Kinh tế trưởng của Vinacapital cho biết, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mới của các nhà đầu tư cá nhân đã tăng gấp đôi trong năm 2020. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, tổng số tài khoản mới nhiều hơn số tài khoản mới trong năm 2019 và 2020 cộng lại. Số lượng tài khoản mới hàng tháng cao kỷ lục. Điều này đã được báo chí trong nước đưa tin rộng rãi. Chính vì thế mà nó giúp thu hút các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Và giúp chỉ số VN-Index tăng trưởng bất chấp tình hình Covid-19 trong năm nay.
“NĐT Việt Nam vốn ưu tiên đầu tư vào bất động sản, vàng rồi mới đến chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường bất động sản gần đây giảm dần vì một số lý do. Bao gồm việc chậm trễ tiến độ xây dựng do ảnh hưởng của Covid-19. Trong khi, vàng hiện cũng mất dần sức hút. Khi chênh lệch giá mua bán đã thu hẹp từ năm ngoái. Và vì giá vàng Việt Nam đã cao hơn 17% so với giá vàng thế giới” – ông Michael Kokalari phân tích.
Các NĐT mới tiếp sức cho thị trường chứng khoán
Chuyên gia Kinh tế trưởng của Vinacapital cho biết thêm, sự sôi động của TTCK gần đây một phần bắt nguồn từ mức giảm của lãi suất. Cụ thể là giảm khoảng 1,5% của lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Cũng như từ mức dự kiến tăng trưởng 36% của TTCK trong năm 2021 so với năm trước. Lãi suất bắt đầu giảm từ đầu năm 2020 đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm các kênh đầu tư. Thay thế khi các khoản tiền gửi của họ đáo hạn. Tương ứng với sự gia tăng số tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân mở mới hàng tháng.
Bối cảnh hiện tại là không có nhiều giải pháp đầu tư khác hấp dẫn hơn. Vậy nên ngày càng có nhiều người gửi tiết kiệm trong nước chuyển sang TTCK. Và sự nhiệt tình của các nhà đầu cá nhân mới đang “bao trùm” thị trường. Tuy nhiên, chuyên gia Vinacapital còn cho rằng, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư cá nhân hiện tại vẫn còn rất thấp. Con số này là so với quy mô dân số. Do đó, đây là dư địa cho sự sự phát triển ổn định của TTCK trong tương lai.
Khối lượng giao dịch bùng nổ
Theo đánh giá của chuyên gia Vinacapital, các nhà đầu tư cá nhân mới của Việt Nam đã khiến khối lượng giao dịch trên thị trường bùng nổ. Thực tế thời gian qua, sự gia tăng này đã làm quá tải hệ thống giao dịch. Gây ra một số gián đoạn thời gian trước đây. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống giao dịch mới trên HOSE đã được áp dụng từ ngày 5/7. Kết quả là có năng lực nhận lệnh khoảng 4 triệu lệnh/ngày. “Sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, sự nhiệt tình hiện tại của các nhà đầu tư cá nhân là một dấu hiệu tích cực. Để xu hướng tiếp tục phát triển của TTCK Việt Nam tăng cao” – ông Michael Kokalari nhấn mạnh.
Cũng theo ông Michael Kokalari, hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường (KRX) có khả năng sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2022. Bên cạnh việc tăng dung lượng, hệ thống KRX, hiện đang được thử nghiệm. Hứa hẹn sẽ có các tính năng mới đáp ứng việc tăng khối lượng giao dịch. Đồng thời, hệ thống KRX cũng sẽ hỗ trợ được giao dịch bán khống và giao dịch T+0. Bao gồm việc loại bỏ yêu cầu phải có tiền trước khi mua. Hay có chứng khoán trước khi bán, cũng như khả năng thanh toán trong ngày./.
Nhiều động lực hỗ trợ thị trường bên cạnh nhà đầu tư cá nhân
Bên cạnh nhà đầu tư cá nhân, vẫn còn những động lực giúp các thị trường chứng khoán châu Á tăng tốt hơn. Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan cũng được hưởng lợi nhờ triển vọng kinh tế toàn cầu hồi phục. Việt Nam được coi là nền kinh tế hưởng lợi nhiều nhất tại châu Á từ sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ
Vậy dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán đến từ đâu?
“Dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán trong thời gian qua đến từ ba nguồn. Bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc; các quỹ ETF và các nhà đầu tư cá nhân (trong đó có dòng tiền của các nhà đầu tư mới-F0” – ông Tô Giang Nam – Giám đốc đầu tư, Công ty quản lý quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam – cho biết.