Khối ngoại đã không còn dẫn dắt thị trường chứng khoán trong nước

Thời gian gần đây, khối ngoại đang rút dần vốn hóa ra khỏi thị trường, ngay cả những quỹ đầu tư ETFs cũng bị rút lên đến hàng chục triệu USD. Đơn cử như Fubon Vietnam FTSE đã bị rút khoảng 37 triệu USD chỉ trong nửa đầu tháng 8. Như nhiều năm về trước, khối ngoại có tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán trong nước, đa phần thị trường sẽ tăng trưởng khi khối ngoại mua ròng và chịu tác động tiêu cực khi khối ngoại bán ra.

Những diễn biến trên thị trường ở hiện tại lại cho thấy một xu hướng khác, khối ngoại không còn gây ảnh hưởng lớn lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo như các tổng hợp xu hướng tăng trưởng của VN – Index trong 2 năm trở lại đây, mặc cho khối ngoại liên tục bán ròng nhưng VN – Index vẫn có những phiên chỉ số VN – Index lập đỉnh mới. Hay như nhiều quỹ ETFs rút mạnh vào đầu tháng 8 nhưng thị trường vẫn ghi nhận chuỗi tăng liên tiếp 8 phiên liên tiếp kéo dài từ ngày 26/7 cho tới 4/8.

VN – Index liên tục tăng mặc cho khối ngoại bán ròng

Khối ngoại bán ròng
Khối ngoại bán ròng

Nhà đầu tư bán ròng liên tục từ đầu năm 2020 nhưng VN-Index vẫn liên tục đạt đỉnh mới. Điều trái ngược với xu hướng những năm trước. Mỗi quý, chuyên gia từ Dragon Capital sẽ chia sẻ với nhà đầu tư về những thay đổi trong xu hướng trên thị trường. Trong buổi nói chuyện chiều 9/4, TS Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc đầu tư nhắc đến một trong những thay đổi đáng kể nhất về xu hướng trong nhịp tăng gần đây là sự ảnh hưởng của khối ngoại.

“Hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài đã dẫn dắt thị trường suốt chục năm gần đây. Tuy nhiên gần đây khối ngoại không còn ảnh hưởng quá lớn”, ông Tuấn đánh giá. Giai đoạn 2017-2018, khối ngoại mua ròng thì thị trường đi lên, khối ngoại rút ra thì thị trường đi xuống. Tuy nhiên, trong một năm gần đây, khối ngoại đã bán ròng gần 3 tỷ USD nhưng thị trường vẫn tăng tốt.

Lý do khiến ảnh hưởng của khối ngoại lên thị trường không còn

Một trong những lý do là dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân. Đối trọng với xu hướng bán ròng của khối ngoại. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tăng liên tục. Từ khi thị trường chạm đáy tháng 4/2020, theo chuyên gia này, không chỉ đơn thuần là do đại dịch. GDP bình quân đầu người theo số liệu của Tổng cục Thống kê đạt khoảng 3.700 USD. Con số này có thể cao hơn, đạt khoảng 5.000 USD. Kết quả này được ước tính dựa trên thu nhập bình quân nhân viên của 1.600 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Khoảng 10.000 USD mỗi người mỗi năm. Số doanh nghiệp này thuê trên 2 triệu lao động, chưa kể kinh tế nông thôn và doanh nghiệp FDI.

Yếu tố này quan trọng, bởi Đài Loan khi thu nhập bình quân đầu người vượt trên 5.000 USD đã chứng kiến số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng rất mạnh. “Lúc này người dân không phải lo cơm áo gạo tiền. Họ bắt đầu quan tâm các sản phẩm tài chính. Vì thế, số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam tăng gần đây không chỉ đơn thuần là người dân rảnh rỗi vì Covid-19”, ông Tuấn cho biết.

Khối ngoại
Khối ngoại bán ròng nhưng không còn tác động lớn đến thị trường

Một số lý do khác cũng khiến đối trọng trên thị trường được cân đối

Một yếu tố khác là việc áp dụng định danh điện tử (eKYC) trong việc mở tài khoản. Trước đây, các khách hàng từ những tỉnh xa sẽ gặp khó trong việc tiếp cận thị trường chứng khoán. Vì việc mở tài khoản chỉ có thể thực hiện tại các thành phố lớn. Nhưng điều này đã thay đổi khi có eKYC. Theo chuyên gia Dragon Capital, những năm tới; mỗi tháng số tài khoản mở mới từ 50.00 – 70.000 sẽ là điều bình thường.

Đối với vấn đề nghẽn lệnh, đại diện Dragon Capital kỳ vọng với ý chí của các Sở giao dịch. Với sự quyết liệt của Chính phủ và sự tham gia của các tập đoàn lớn. Hệ thống giao dịch tạm thời sẽ đi vào vận hành từ tháng 8/2021. Hệ thống mới của Hàn Quốc kỳ vọng có thể đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *