Hội nghị kết nối thị trường tìm đầu ra cho nông sản và nhãn Hưng Yên

Hội nghị kết nối thị trường giữa cung cầu nông sản và tiệu thụ nhãn của tỉnh Hưng Yên năm 2021 sẽ được tiến hành trực tiếp cùng với phương thức trực tuyến. Điểm cầu chính sẽ là tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hưng yên được kết nối với 15 điểm. Trong nước, có gần 60 điểm cầu lớn ở nước ngoài đến từ 21 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên sẽ kết hợp với Bộ Công Thương đang tổ chức “Hội nghị chuyên đề kết nối và tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021 “.Nhằm tăng cường quảng bá thương hiệu, nhất là xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn, nông sản của tỉnh với thị trường trong và ngoài nước. Tìm được đầu ra lâu dài và bền vững cho nông sản và cây nhãn của tỉnh.

Hội nghị kết nối tới rất nhiều điểm cầu

Hội nghị được thực hiện theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Với điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên. Kết nối với 15 điểm cầu tỉnh, thành trong nước, gần 60 điểm cầu chính ở nước ngoài từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới gồm Anh, Australia, Ấn Độ, Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Hong Kong, Indonesia, Israel, Malaysia, Myanmar, Lào, Nhật Bản, Pháp, Singapore và Trung Quốc.

Hội nghị kết nối tới rất nhiều điểm cầu
Cần tìm giải pháp mở rộng thị trường cho nông sản Hưng Yên

Bên cạnh đó, hội nghị cũng sẽ có sự tham dự của các cơ quan bộ, ngành. Các hệ thống phân phối, hợp tác xã cung ứng, doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu Việt Nam và nước ngoài từ hàng trăm điểm cầu liên kết khác. Ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên, cho biết. Ngay từ đầu năm, Sở Công Thương đã làm việc với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tìm giải pháp mở rộng thị trường cho nông sản Hưng Yên.

Dự kiến hội nghị sẽ có quy mô gần 1.000 đại biểu tham dự từ các điểm cầu. Trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra hoạt động “Khởi động chương trình đưa nhãn và nông sản Hưng Yên lên Sàn thương mại điện tử”, chương trình Ký kết hợp tác tạo điều kiện lưu thông, tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nhãn và nông sản Hưng Yên tại các kênh phân phối ở thị trường trong nước. Sự kiện “Cắt băng xuất hành đưa nhãn lồng Hưng Yên vào các hệ thống phân phối”.

Bộ Công Thương cũng gấp rút tìm kênh tiêu thụ nhãn và nông sản

Bên lề hội nghị, tỉnh Hưng Yên sẽ tổ chức khu trưng bày; giới thiệu sản phẩm nhãn và nông sản tiêu biểu của tỉnh. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết. Trong gần một tháng qua, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ huy động sự vào cuộc của hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức kinh tế – thương mại nước ngoài mời các nhà nhập khẩu trái cây từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia giao dịch trực tuyến với các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu nhãn Hưng Yên.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng mời các hệ thống phân phối trong và ngoài nước. Các sàn thương mại điện tử tham gia phân phối nhãn và nông sản Hưng Yên. Hiện, Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương Hưng Yên; đang gấp rút hoàn thiện các công tác chuẩn bị cuối cùng. Để hội nghị sẽ diễn ra với quy mô quốc tế lớn nhất từ trước đến nay. Thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư, xúc tiến tiêu thụ. Phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu cho quả nhãn và nông sản Hưng Yên.

Đến nay, diện tích nhãn lồng của Hưng Yên đạt khoảng 4.800 ha. Trong đó, nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm chất lượng cao là hơn 1.300 ha. Năm 2021, sản lượng nhãn ước đạt khoảng 50.000-55.000 tấn, cao hơn năm 2020 từ 15 – 20%. Diện tích trồng cây có múi (cam, bưởi) khoảng 3.800 ha, sản lượng ước đạt 40.000-45.000 tấn…

Bộ Công Thương cũng gấp rút tìm kênh tiêu thụ nhãn và nông sản
Diện tích nhãn lồng của Hưng Yên đạt khoảng 4.800 ha

Ảnh hưởng nặng nền từ đại dịch Covid-19

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu – Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hoạt động xúc tiến thương mại cho nhãn lồng Hưng Yên còn được làm rầm rộ hơn vải thiều Bắc Giang. Nhưng vải thiều may mắn hơn vì thời điểm đó chỉ có Bắc Giang bị dịch COVID-19. Còn nhãn lồng Hưng Yên chín đúng vào thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Hơn nữa, quả vải thiều chỉ Bắc Giang và một số tỉnh phía Bắc trồng. Còn quả nhãn thì khó khăn vô vàn vì không chỉ Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc. Mà các tỉnh phía Nam cũng vào vụ.

“Dịch COVID-19 quá căng thẳng, quá nhiều tỉnh, thành là thị trường đầu ra cho nhãn Hưng Yên đang bị dịch. Thực ra khách mua nhãn trong nước và thế giới rất nhiều mà không mua được do giãn cách xã hội. Chi phí logistics tăng vọt, thời gian kiểm tra hàng hóa lâu để qua các chốt sẽ giảm; phẩm cấp nhãn tươi xuống mạnh, nên doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu dè dặt. Không dám làm mấy, vì làm là lỗ nặng” – bà Nguyễn Thị Thu Thủy chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *