DeFi là đồng coin giao thức được bùng nổ ấn tượng trong năm 2020 và dự kiến xu hướng này vẫn đang tiếp tục trong thời gian tới. Sự hấp dẫn này đã thu hút những nhà đầu tư có tổ chức lẫn cá nhân quan tâm. Để phát triển phạm vi đầu tư, ngoài việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số nổi tiếng, các nhà đầu tư tổ chức đã chuyển hướng sự quan tâm đến với DeFi.
Trong coin giao thức DeFi nó luôn đi kèm với “Non-Custodial” nghĩa là không ủy thác. Đó cũng chính là lý do mà DeFi thường được gọi là tài chính mở hay Open Finance. Nhưng mới đây giới đầu tư vào tiền mã hóa đã chứng kiến thêm một vụ lừa đào hàng triệu USD khi giao thức coin DeFi đã mất 99% giá trị chỉ sau vài phút. Vậy đây có phải là phi vụ lừa đảo như thông tin đã đăng tải hay chỉ là lời đồn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về đồng coin giao thức DeFi.
Mục Lục
Đồng coin giao thức DeFi là gì?
DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Nói dễ hiểu hơn, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch. Để tạo nên 1 nền tài chính mở. Trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.
Trong DeFi gồm các hoạt động tương tự như CeFi. Chúng có thể là:
– Gửi tiết kiệm
– Cho vay
– Đi vay
– Các giao dịch
– Các lệnh chuyển khoản, nợ
– Thanh toán hóa đơn
Và thay vì được xử lý thông qua 1 bên thứ 3 trung gian, thì các hoạt động đó được diễn ra trên Smart contract của blockchain.
Phân biệt CeFi và DeFi
Sự khác biệt lớn nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung chính là tính uỷ thác. Trong tài chính truyền thống hay Traditional Finance: Các tổ chức, thị trường và công cụ tài chính luôn tồn tại trung gian có quyền lực tập trung. Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung. Mục đích để loại bỏ các trung gian này. Cụ thể:
– Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng các các blockchain phi tập trung.
– Các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của Blockchain và chúng phi tập trung.
Nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet. Điều này thể hiện tính mở đặc trưng của DeFi.
Giá trị coin mất hết trong ít phút
Nhà phát triển WhaleFarm, một dự án coin giao thức DeFi, vừa bỏ trốn cùng 2,3 triệu USD của các nhà đầu tư. Đúng như dự đoán, giá trị loại coin này về gần như mất hết giá trị chỉ trong vài phút. Tài khoản Twitter của đội phát triển và nhóm Telegram chính thức đều bị xóa. Lên sàn hồi đầu tháng 6/2021, WhaleFarm hứa hẹn mức tăng trưởng 7.217.848% một năm.
Theo nhận định của Mr.Whale, một người ảnh hưởng trong cộng đồng với hơn 200.000 lượt theo dõi trên Twitter. Sự sụp đổ của WhaleFarm không quá bất ngờ. Lý do nằm ở lợi nhuận phi thực tế được hứa hẹn và đội ngũ phát triển hoàn toàn ẩn danh. Mặc cho khả năng cao đây là một phi vụ lừa đảo, giá trị đồng WhaleCoin tăng nhanh chóng mặt. Những vụ lừa đảo tương tự không hiếm gặp trong thế giới tiền mã hóa. Đặc biệt là với mô hình DeFi. Vụ gần đây nhất là Uranium Finance, số tiền bị mất lên đến 50 triệu USD. DeFi, hay Decentrailised Finance (tài chính phi tập trung), là mô hình cung cấp các công cụ tài chính mà không phụ thuộc vào bên trung gian như môi giới hay ngân hàng.