Trong thời đại công nghệ khoa học phát triển vượt bậc như hiện tại. Ngành công nghệ luôn luôn thay đổi theo từng giờ. Cũng chính vì vậy dẫn đến có một số chuyện xảy ra không đáng có. Chẳng hạn như về phương tiện đi lại chúng ta. Theo thời gian thì ô tô cũng phát triển chóng mặt. Đồng thời thì tốc độ trung bình của mỗi chiếc xe sẽ tăng lên. Trong một số tình huống mà người lái xe đang trong tốc độ cao. Dẫn đến việc phản xạ không kịp và không xử lý dẫn đến tai nạn thương tiếc. Nhằm mục đích đáp ứng như cầu an toàn cho người sử dụng. Cha đẻ của dòng xe chạy bằng điện Elon Musk vừa công bố sắp sửa ra mắt xe an toàn tự lái.
Với sản phẩm mới này thì bạn chỉ cần nhập vị trí muốn đến. Việc còn lại sẽ do phần AI của xe xử lý. Từ việc tránh va chạm với xe đang lưu thông. Đến việc dừng đèn đỏ hoặc là việc tránh người đi đường. Đều được xử lý tối ưu tất cả. Tuy nhiên điểm yếu lớn nhất lại nằm ở tâm lý con người. Liệu có ai đủ tin tưởng để giao phó cho xe hay không?.
Mục Lục
Elon Musk phát triển xe tự hành cấp độ 5
Trong thông điệp phát tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới (WAIC). Elon Musk quả quyết xe tự hành sẽ đạt cấp độ 5 trong năm 2021. Tuy nhiên, Inc cho rằng có nhiều yếu tố trong tâm lý con người khiến mục tiêu của CEO Tesla không thể thành sự thật.
Ở cấp độ 5, xe sẽ tự vận hành mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào từ con người. Nói cách khác, phương tiện đạt cấp độ này sẽ tự xử lý được mọi tình huống. Khiến vô lăng và ghế lái trở nên thừa thãi. Phát ngôn của Elon Musk dấy lên nhiều tranh cãi. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và robot. Việc đạt được cấp độ 5 là gần như bất khả thi. Xe tự hành chỉ xử lý được những tình huống đã được tính đến từ trước. Trong khi đó, kể cả khi đối mặt với tình huống hoàn toàn mới. Con người có thể đưa ra quyết định trong tích tắc. Tất cả là nhờ trực giác.
Ví dụ, khi chúng ta thấy một người phụ nữ đang bế con trước mặt, chúng ta sẽ đi chậm lại. Ngược lại, nếu phía trước xe là một gã đàn ông đeo khẩu trang và cầm vũ khí, nhiều khả năng người lái sẽ đánh lái và tăng tốc. Dù đều là những tình huống có người đứng trước xe, chúng ta đưa ra phản ứng khác nhau chỉ trong tích tắc, vì đó là trực giác. Bộ não con người đã trải qua hàng triệu năm tiến hóa để tạo ra trực giác đó.
Thuật toán của chiếc xe cần bổ sung và update liên tục
Ngược lại, thuật toán phía sau những chiếc xe tự lái nếu có tự học cũng chỉ bắt đầu từ một tập dữ liệu cho trước. Đã có nhiều trường hợp xe Tesla đang tự lái gặp các tình huống bất thường như có xe quay đầu phía trước. Và thay vì chậm lại thì lại tăng tốc. Trong những tình huống mà thuật toán chưa được đào tạo từ trước. Chiếc xe không thể có trực giác con người để đảm bảo an toàn.
Theo tiến sĩ Daniel Kahneman, chuyên gia tâm lý học hành vi từng nhận giải Nobel kinh tế, trực giác hình thành qua 3 yếu tố: tính quen thuộc, luyện tập và phản biện. Chúng ta tự tin tham gia giao thông vì đã quen với các nguyên tắc, luật lệ, điều xe tự hành dễ dàng làm được. Vấn đề nằm ở 2 yếu tố còn lại.
Sau mỗi tai nạn, những dữ liệu sẽ được nạp thêm vào để xe tự lái có thể học hỏi và làm tốt hơn trong lần sau. Vấn đề là liệu chiếc xe có bao giờ đạt tới mức độ nhận thức như con người. Não bộ con người có cơ hội luyện tập và phản biện liên tục với nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, không hề bị giới hạn như xe tự hành, vốn được thiết kế chỉ để chạy trên đường. Để đạt được cấp độ tự hành thứ 5, các kỹ sư phần mềm tại Tesla phải đảm bảo thuật toán của mình có bộ trải nghiệm tương đương với con người.