Dịch bệnh khiến hơn 300 doanh nghiệp ở Hà Nội phải dừng sản xuất

Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã khiến cho nền kinh tế của nước ta bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, rất nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động vì xuất hiện các ca nhiễm mới trong khu công nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 300 doanh nghiệp ở Hà Nội phải dừng hoạt động, kéo theo rất nhiều công nhân, người lao động bị mất việc làm.

Hiện nay, bên cạnh phòng chống dịch, ổn định cuộc sống cho người dân thì việc tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy sản xuất, duy trì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhà nước cũng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 quá lớn, nên rất nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội buộc phải dừng sản xuất. Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước.

Nhiều doanh nghiệp phát hiện các ca nhiễm mới

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, trong tuần qua, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 trên cả nước và Thủ đô tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Tại Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cũng tiếp tục xuất hiện các ca nhiễm mới.

Nhiều doanh nghiệp phát hiện các ca nhiễm mới
Nhiều doanh nghiệp phát hiện các ca nhiễm mới

Tổng cộng trong đợt dịch thứ tư này, đến nay trong các Khu Công nghiệp; và Chế xuất Hà Nội đã xác định 99 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công nhân lao động. Gồm: Công ty SEI 80 F0, Công ty MOLEX 1 F0, Doanh nghiệp cơ khí Hồng Xuân 1 F0. Công ty Thời trang Star 11 F0, Công ty TOTO Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên 2 F0. Công ty TNHH điện tử Meiko Thăng Long 1 F0. Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam – Hà Nội 1 F0. Công ty Denso 1 F0, Công ty HAL Việt Nam 1 F0.

Theo thống kê của 45 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Hiện nay đã có số lượng lớn đoàn viên, người lao động thuộc diện từ F0 đến F4. Trong đó, 304 F0 (tăng 34 người so với tuần trước; nhưng trong tuần qua có 5 trường hợp khỏi bệnh và đã xuất viện cách ly tại nhà). Đồng thời, có 2.989 F1 (giảm 16), 9.048 F2 (tăng 207), 18.018 F3 và F4 (giảm 67).

Có đến 330 doanh nghiệp ở Hà Nội dừng hoạt động

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đến thời điểm này trên địa bàn thành phố; đã có tới 330 doanh nghiệp phải dừng hoạt động (tăng 40 doanh nghiệp so với tuần trước). 1.486 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chưa dừng hoạt động (tăng 21). Kéo theo đó, tổng cộng có 7.237 công nhân lao động đã bị mất việc làm (tăng 627. Đồng thời 35.871 công nhân lao động bị thiếu việc làm (tăng 1.551).

Tạm dừng kinh doanh cần phải thực hiện các thủ tục gì?

Tạm dừng kinh doanh cần phải thực hiện các thủ tục gì?
Tạm dừng kinh doanh cần phải thực hiện các thủ tục gì?

Đối với doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Cũng theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Đối với hộ kinh doanh

Theo điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:

  • Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
  • Như vậy, nếu ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì không cần thông báo.
  • Ngoài ra, trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *