Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các công trình, dự án đầu tư xây dựng của tỉnh. Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã đề xuất với HĐND tỉnh về việc thực hiện rà soát, lập danh sách để chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đầu tư vào các dự án triển khai trên địa bàn. Theo đó, địa phương sẽ dùng hơn 295 ha đất trồng lúa và sử dụng hơn 95 ha đất rừng phòng hộ để chuyển đổi sang mục đích sử dụng 204 công trình, dự án trên địa bàn của tỉnh.
Như vậy, kể từ khi Luật Lâm Nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/09/2019 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thông quan 5 nghị quyết liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư, công trình xây dựng. Qua đó, với 47 dự án được triển khai thì địa phương đã phải “xóa sổ” 363,343399 ha đất rừng trồng.
Mục Lục
Nghệ An chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án
Trong đó, chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 295 ha đất trồng lúa; và hơn 40 ha đất rừng phòng hộ để thực hiện 204 công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
Mục đích chuyển đổi nhằm thực hiện dự án đầu tư
Diện tích đất được đề xuất chuyển đổi nhằm thực hiện các nhóm công trình, dự án, như đường giao thông, điện, thủy lợi, khu tái định cư, quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất ở, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh được thu hút hoặc mở rộng quy mô nhà máy, nhà xưởng ở một số dự án. Những địa phương có diện tích thu hồi nhiều nhất, gồm: Huyện Đô Lương với 34 công trình, dự án. Tiếp đến là huyện Nghi Lộc với 26 dự án, thành phố Vinh có 25 dự án, huyện Yên Thành 22 công trình, dự án, Diễn Châu 18 dự án, huyện Hưng Nguyên 17 dự án, huyện Quỳnh Lưu 16 dự án, huyện Thanh Chương 9 dự án, thị xã Hoàng Mai có 8 dự án, huyện Nghĩa Đàn 7 dự án,…
Chuyển đổi đất từ đất trồng lúa, rừng phòng hộ
Ngoài đề xuất HĐND tỉnh xem xét, quyết nghị; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ. UBND tỉnh Nghệ An cũng đã trình đề xuất dự thảo nghị quyết thông qua danh mục công trình; dự án cần thu hồi đất để thực hiện trên địa bàn. Theo đó có 312 công trình, dự án với tổng gần 630 ha (gồm hơn 274 ha đất trồng lúa; gần 11 ha đất rừng phòng hộ và hơn 334 ha đất khác); trên địa bàn tỉnh cần thu hồi đất.
Cụ thể, huyện Đô Lương có 40 công trình, dự án, huyện Nghi Lộc có 38 công trình, dự án, thành phố Vinh 32 dự án, huyện Diễn Châu 27 dự án, huyện Yên Thành 23 dự án, huyện Hưng Nguyên có 21 dự án. Huyện Quỳnh Lưu 19 dự án, huyện Nam Đàn 15 dự án, huyện Nghĩa Đàn 14 dự án, huyện Thanh Chương 11 dự án, huyện Anh Sơn và thị xã Hoàng Mai đều có 7 dự án, huyện Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa đều có 5 dự án, thị xã Cửa Lò có 2 dự án, huyện Tương Dương 1 dự án.
Nghệ An vẫn đang phát huy hiệu quả trong thực hiện các dự án
Với việc đẩy mạnh đầu tư thực hiện các dự án, trong năm 2021 và thời gian tiếp theo; bức tranh kinh tế của Nghệ An vẫn có những yếu tố kỳ vọng. Cụ thể, các dự án đã đầu tư vẫn đang phát huy hiệu quả. Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, FDI và vốn đầu tư công; vẫn tiếp tục được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi.
Để tiếp tục phát triển, Nghệ An cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng, giao thông, kết cấu hạ tầng. Trong đó có những dự án động lực như tuyến đường Vinh – Cửa Lò; tuyến đường Nghi Sơn – Cửa Lò, hệ thống cảng nước sâu, sân bay Vinh,… Ngoài ra, đối với công tác thu hút đầu tư, thay vì thực hiện theo diện dàn trải; thì chuyển sang thu hút theo điểm và tập trung kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư mang tính động lực.